Hotline: 050.6879.2998(8h30 -23h30 từ T2 - CN)

Mua đồ điện tử cũ ở Nhật – Tiết kiệm phí sinh hoạt

17/06/2021 Ngọc Trâm

MUA ĐỒ ĐIỆN TỬ CŨ ĐỂ TIẾT KIỆM CHI PHÍ SINH SỐNG Ở NHẬT

mua đồ điện tử cũ ở nhật

 

 Chi phí cho cuộc sống ở Nhật rất đắt đỏ cho nên các bạn du học sinh thường tìm mua những đồ điện tử cũ ví dụ như máy tính, camera, điện thoại, tủ lạnh, lò vi sóng, máy giặt… để tiết kiệm tiền bạc.

Mọi người đã biết mua đồ điện tử tốt ở đâu chưa?

Nếu chưa hãy để Sách 100 giới thiệu đến bạn các cửa hàng uy tín bán đồ điện tử cũ và những chú ý nho nhỏ để mua đồ điện tử cũ ở Nhật nhé.

 

đồ điện tử cũ ở nhật

 

I. Nguồn gốc đồ điện tử cũ tại Nhật

❓ Đồ điện tử cũ ở Nhật có nguồn gốc từ đâu?

 

Thường là những đồ mà người Nhật không dùng đến nữa vì họ mua cái mới thì họ sẽ bán đi cho các cửa hàng đồ cũ.

Bạn đã bao giờ từng đọc hay từng nghe ai đó nói đến cuốn sách “Lối sống tối giản của người Nhật” của tác giả Sasaki Fumio chưa? Đây là cuốn sách nói về lối sống, những bài học, lợi ích ảnh hưởng từ cách sống tối giản của người Nhật. Họ sống tối giản giảm đồ dùng xuống mức tối thiểu, chỉ để lại những đồ đạc cần thiết thôi.

Nhờ lối sống đó mà cứ mỗi dịp cuối mùa, cuối năm họ lại dọn dẹp lại không gian sống, bỏ những đồ không dùng tới nữa để không gian sống được ngăn nắp hơn.

Ngoài ra, thà bán những đồ cũ còn tốt và kiếm được chút tiền, tiết kiệm phí xử lý đồ cũ còn hơn là cứ để mặc chúng trong nhà đến hỏng thì thật lãng phí đúng không nào?

 

❓Chất lượng đồ điện tử cũ ở Nhật như thế nào?

 Là đồ cũ đã qua sử dụng thì chắc chắn sẽ có loại tốt, loại không tốt. Nhưng với tính cách cẩn thận của người Nhật thì họ giữ gìn đồ khá tốt để lúc không cần sẽ bán lại cho các cửa hàng đồ cũ.

Họ dùng rất giữ gìn, khi bán lại thì sẽ tân trang lại sạch sẽ để bán lại đồ cũ với giá cao hơn. Đó là lý do mà đồ cũ ở Nhật rất chất lượng.

 

II. KINH NGHIỆM MUA ĐỒ ĐIỆN TỬ CŨ Ở NHẬT

 

❓Mua đồ điện tử cũ nên chú ý điều gì?

📍Chú ý đến 商品ランク (thứ hạng sản phẩm)

 Khi chọn mua đồ điện tử cũ, chúng ta chỉ nên chọn mua những đồ có xếp hạng ranking N, S, A, B thôi. Nếu chọn mua cấp độ C, D thì rủi ro hỏng cao càng khiến chúng ta tốn tiền hơn.

Các cửa hàng, siêu thị đồ điện tử cũ ở Nhật đều có một team kiểm tra chất lượng xem có hỏng hóc gì không khi tiếp nhận hàng hóa từ người bán đồ cũ và thường sẽ phân loại đồ theo 5 cấp độ là N, S, A, B, C, D.

N: Đồ mới cứng, có khi còn chưa bóc hộp

S: Đồ được mua để sử dụng nhưng không dùng mấy, chỉ trầy xước bên ngoài hộp đựng và đã unbox để kiểm tra phụ kiện đi kèm (mới 98%)

A: Đồ có vết xước nhỏ và bụi bẩn, nhưng không có vấn đề gì về hoạt động và chức năng, sản phẩm trong tình trạng tốt, đẹp ( mới 90-95%)

B: Đồ có trầy xước và bụi bẩn, nhưng không có vấn đề gì về hoạt động và chức năng, sản phẩm trong tình trạng tốt (mới 80-89%)

C: Đồ có trầy xước và bụi bẩn, nhưng không có vấn đề gì về hoạt động và chức năng.

D: Đồ có thể sử dụng được, có thể gặp một số vấn đề về vận hành hoặc hư hỏng.

Thường chúng ta đi mua hàng sẽ có tâm lý chọn cái nào có giá rẻ hơn chút để mua.

Ví dụ có 2 chiếc camera nhìn qua có giá chỉ chênh nhau 800 yên. Nếu không để ý chúng ta thường lấy cái rẻ hơn, tuy nhiên thực tế ranking của chiếc camera có giá rẻ hơn là ranking C, cái đắt hơn lại là ranking B. Nếu như thế thì chúng ta nên bỏ thêm 800 yên để có chiếc camera tốt hơn nhé.

 

📍Tìm những sản phẩm có ghi 新入荷(しんにゅうか)

Những đồ có ghi 新入荷 tức là hàng mới nhập về, như vậy thì đồ chắc chắn sẽ mới hơn những sản phẩm không có ghi 新入荷 nhé.

 

📍Mua ở những cửa hàng với những sản phẩm có chế độ bảo hành tốt.

Chế độ bảo hành thường từ 1-3 tháng, tuy nhiên những cửa hàng mà gợi ý bán cho bạn những gói bảo hành 6 tháng chẳng hạn, thì mình nghĩ cửa hàng đó bán sản phẩm có chất lượng nguồn gốc rõ ràng thì họ mới dám bán cho bạn những gói bảo hành dài hạn cho sản phẩm của bạn như vậy.

 

III. NÊN CHỌN MUA ĐỒ ĐIỆN TỬ CŨ Ở ĐÂU TẠI NHẬT BẢN?

 

Dưới đây Sách 100 sẽ giới thiệu đến bạn 5 cửa hàng đồ điện tử cũ ở Nhật ví dụ như đồ công nghệ (máy tính, điện thoại, đồng hồ điện tử,…), đồ điện tử sinh hoạt (tivi, tủ lạnh, lò vi sóng,…)

 

🏡Cửa hàng chuyên chỉ đồ điện tử cũ

1. リコレ (Rikore)

Rikore trước đây có tên là Sofmap (Sofmap là công ty thành viên của Big camera – trung tâm thương mại lớn bán đồ điện tử của Nhật), Rikore bán linh kiện điện tử cũ, tất cả sản phẩm của họ đều có đội ngũ chuyên nghiệp test sản phẩm rất kỹ lưỡng.

Bạn có thể chọn một trong số năm phương thức thanh toán: thanh toán bằng credit card, thanh toán qua combini / ATM, chuyển khoản ngân hàng, chuyển tiền bằng thẻ yucho và thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng. Ngoài giá tiền sản phẩm và phí giao hàng thì bạn sẽ mất thêm 1 khoản phí bonus 550 yên đã bao gồm thuế nữa.

rikore

 

Khi mua đồ cũ thì tốt nhất là nên đi chọn và xem xét sản phẩm trước khi mua, Rikore có rất nhiều cửa hàng trên toàn quốc nên mọi người hãy tra cứu thông tin cửa hàng gần nơi mình sống nhất ở đây nhé!

Danh sách cửa hàng: https://www.sofmap.com/tenpo/ 

 

sofmap

Đặt hàng online qua website https://used.sofmap.com/ 

 

Website của Rikore có giao diện rất dễ sử dụng. Bạn truy cập vào đường link ở trên, lăn chuột xuống sẽ thấy danh mục để bạn tìm kiếm như đây. Nếu bấm vào icon sản phẩm bạn muốn mua thì hàng loạt sản phẩm sẽ hiển thị cho bạn lựa chọn.

 

sản phẩm của rikore

 

2. ハッピーリサイクルショップ (HAPPY)

 Happy recycle shop chuyên bán đồ điện tử cũ có quy mô nhỏ, giá mua ở đây cũng rẻ hơn so với các store cũ ở trên.

Phương thức thanh toán gồm có thanh toán tiền mặt, thanh toán ATM/credit card, thanh toán qua combini, thanh toán qua paypal…

Ở đây, phí vận chuyển nhiều hay ít còn tùy thuộc độ xa gần, nếu giao hàng đến nơi ở của bạn mà cần di chuyển lên cầu thang thì còn mất thêm 1100 yên cho mỗi tầng.

ハッピーリサイクルショップ

Danh sách cửa hàng: https://www.119happy.net/tenpo.html 

cửa hàng happy

Đặt hàng online qua website https://www.119happy.net/ 

 

🏡Cửa hàng bán mọi loại đồ cũ bao gồm đồ điện tử

 

1. ReRe

ReRe thu mua nhiều loại sản phẩm, từ đồ gia dụng, thiết bị âm thanh, máy ảnh, nhạc cụ và máy tính cá nhân,… với chất lượng tốt và bán lại cho người cần dùng. Rere được đánh giá có chất lượng tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng cẩn thận nhiệt tình.

Bạn có thể tìm sản phẩm thông qua website của Rere sau đó gọi điện đặt hàng hoặc đặt hàng trực tuyến trên website.

ReRe hỗ trợ thanh toán qua thẻ credit card, thanh toán chuyển khoản và thanh toán tiền mặt trực tiếp và ngoài ra còn miễn phí ship cho mọi đơn hàng.

rere

Danh sách cửa hàng: https://www.rere.jp/sell/shop

cửa hàng rere

Đặt hàng online qua website  https://www.rere.jp/ 

 

2. セカンドストリート (2nd STREET)

 2nd Street là bán tất cả các loại đồ cũ chứ không chuyên chỉ bán đồ điện, nên nếu so với Rikore thì chắc chắn chất lượng đồ điện tử cũ ở đây sẽ không hơn được so với Rikore. Tuy nhiên, nếu chịu khó tìm thì vẫn có thể tìm được những đồ dùng điện tử chất lượng ở đây ví dụ như nồi cơm điện, máy hút bụi,…

2nd street

Bạn có thể thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán qua thẻ credit card, thanh toán Lueca. Ngoài tiền sản phẩm bạn sẽ phải trả phí giao hàng 770 yên(đã gồm thuế) và phí hoa hồng là 330 yên(đã gồm thuế)

Danh sách cửa hàng:  https://www.2ndstreet.jp/shop 

cửa hàng 2nd street

Đặt hàng online qua website https://www.2ndstreet.jp/store 

Khi đặt hàng online bạn cần phải tìm hiểu kĩ chính sách đổi trả nếu có vấn đề. Là đồ điện tử nữa thì mình khuyên các bạn vẫn nên chọn mua trực tiếp ở cửa hàng thì tốt hơn nhé.

 

3. Hard Off

Không còn xa lạ gì đối với những ai sống ở Nhật đó chính là chuỗi cửa hàng hard off nổi tiếng bán lại đồ điện tử gia dụng, nhạc cụ,… ở Nhật. Đồ ở hard off được khá nhiều người đánh giá là có chất lượng tốt và còn khá mới.

Tuy nhiên giá cả lại không rẻ như một số cửa hàng đồ cũ khác.

hard off

Danh sách cửa hàng: https://netmall.hardoff.co.jp/shoptop/ 

Đặt hàng online qua website https://netmall.hardoff.co.jp/product/2288259/ 

 

IV. CHỢ ĐỒ ĐIỆN TỬ CŨ LỚN NHẤT Ở NHẬT

 

Đồ điện tử cũ ở Nhật rất phổ biến, có khi bạn còn có thể mua lại đồ điện tử cũ từ chính người bán chứ không phải từ những cửa hàng đồ điện tử cũ ở trên.

 

1. Akihabara ở Tokyo – thiên đường đồ điện tử ở Nhật Bản.

Khu phố bán đồ điện tử nổi tiếng này có bán hàng mới và hàng đã qua sử dụng. Ngoài bán đồ điện tử thì nơi đây còn nổi tiếng là nơi dành cho những otaku anime nữa.

Khu phố này nằm ở trung tâm thành phố Tokyo nên rất dễ tìm đến. Và ở đây hầu hết có bán các món đồ điện tử cần thiết như điện thoại di động, laptop, máy ảnh, máy chơi game,linh kiện điện tử…  nhưng vì khu phố này lớn nên việc tìm mua đồ cũ sẽ khá khó cho những người mới sang và chưa có kinh nghiệm chọn đồ.

akihabara

Theo mình, nếu muốn mua đồ cũ ở đây bạn nên dành thời gian rảnh vào cuối tuần để có dư giả thời gian tìm chọn đồ cũ ở những cửa hàng mặt sau trung tâm, sau khi tìm được đồ hãy thử trả giá với người bán sẽ rẻ hơn đấy!

 

2. Nipponbashi Denden Tower ở Osaka – khu chợ trời về đồ điện tử

Nipponbashi có biệt danh là Denki Machi, cũng là một khu chợ trời về đồ điện tử nhưng quy mô nhỏ hơn Akihabara.

Nipponbashi Denden Tower ở Osaka

Phía đông của Nipponbashi giáp với đại lộ Sakaisuji, phía tây giáp với một con phố chạy song song với Sakaisuji và có tên là “Otaku Road”. Giữa hai con phố này là một khu vực mua sắm có đầy các cửa hàng từ lớn đến nhỏ bán đủ loại đồ điện tử, linh kiện điện tử mới và cũ.

Ở các cửa hàng nhỏ, bạn nên thương lượng giá khi mua đồ điện tử cũ ở đây để có được giá tốt. Còn các cửa hàng lớn hơn thì thường có ưu đãi miễn thuế cho khách du lịch đấy.

Bài viết đến đây là hết. Sách 100 xin chúc mọi người thật nhiều sức khỏe và hy vọng có thể cung cấp nhiều chủ đề hay ho hơn nữa cho mọi người trong tương lai!

 

Sách 100 chúc các bạn luôn khỏe mạnh và học tốt tiếng Nhật!


>>> KHI MUA SÁCH TẠI SÁCH 100 <<<

Thoải mái ĐỔI TRẢ sách trong vòng 7 ngày

FREE SHIP với đơn hàng từ 5900 yên

Thanh toán linh hoạt (Ship COD, chuyển khoản…)

————————————

>>> SACH100にて本を買う際のメリット <<<

7日間以内返品可能

5900円以上のご注文で送料無料

便利な支払方法(代金引換、口座振込など)

Phân biệt ngữ pháp