Hotline: 050.6879.2998(8h30 -23h30 từ T2 - CN)

Mua đồ cũ ở Nhật – Phương pháp chi tiêu siêu tiết kiệm

01/06/2021 Ngọc Trâm

BÁN VÀ MUA ĐỒ CŨ Ở NHẬT – CHI TIÊU SIÊU TIẾT KIỆM

bán - mua đồ cũ ở nhật

 

Bạn làm gì khi có đồ đạc không cần thiết trong gia đình, hay những item đã không còn phù hợp với hình ảnh của bản thân?

Bạn mới tới Nhật, cần phải mua sắm rất nhiều đồ nhưng giá cả của chúng lại chẳng hề rẻ? Vậy nên làm thế nào đây? 

Hôm nay, Sách 100 sẽ giới thiệu tới các bạn đang sống tại Nhật cách mua, bán đồ cũ nhé!

 

I. Tại sao người Nhật lại mua bán đồ cũ?

1. Đồ cũ ở Nhật như thế nào?

 

mua đồ cũ ở nhật

 

Đồ cũ – 中古 là những đồ đã qua sử dụng nhưng vẫn còn mới, chất lượng vẫn còn tốt và được bán lại với giá rẻ chỉ bằng 30% – 50% giá gốc. 

 

Người Nhật thường dùng đồ khá giữ gìn, bởi vậy dù đồ đã qua một thời gian sử dụng nhưng trông vẫn còn mới và dùng tốt.

 

Có rất nhiều những đồ second-hand đến từ những thương hiệu nổi tiếng, nhưng do đã lỗi thời hoặc người chủ sở hữu muốn đổi “mốt” mà lại không muốn bỏ phí nên đã bán lại cho những người khác.

 

2. Có nên bán và mua đồ cũ ở Nhật? Các mặt hàng second-hand phổ biến

 

Nếu bạn còn đang băn khoăn, vậy hãy để mình bật mí cho bạn 1 vài lợi ích của việc mua bán đồ cũ nhé:

– Đồ second-hand rất đa dạng: do “nhà sản xuất” không cố định nên bạn sẽ được tha hồ lựa chọn những mẫu mã, chủng loại đa dạng mà không sợ bị trùng lặp với bất kỳ một ai.

– Giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian: thay vì ra hiệu và mua đồ mới với giá đắt đỏ, bạn hoàn toàn có thể tìm thấy những mẫu mã tương tự, hoặc có phần đẹp hơn ở những shop bán đồ cũ với một mức giá chỉ bằng 1 nửa. 

 

tiết kiệm khi mua đồ cũ ở nhật

 

Ngoài ra, việc bán, cho lại đồ cũ ở Nhật được coi là một phương pháp tối ưu, khi mà việc xả thải rác ra môi trường ở đây bị tính phí vô cùng cao.

– Cho cuộc sống thêm xanh: lượng rác thải từ những thứ như đồ điện tử, quần áo hay đồ nội thất mà chúng ta xả thải ra môi trường hằng năm là vô cùng lớn. Thay vì vứt bỏ đồ cũ hoặc mua một món đồ mới, tại sao bạn không chọn bán lại chúng cho người khác hoặc mua một sản phẩm cũ nhưng chất lượng còn mới nhỉ?

 

sống xanh

 

💮 Những loại hàng được đem ra trao đổi rất đa dạng:

– Đồ công nghệ, điện tử

– Đồ gia dụng, sinh hoạt

– Quần áo, giày dép

– Phụ kiện, trang sức

– Đồ chơi trẻ em

– Sách, bảo, truyện tranh

– Đồ chơi trẻ em


Gần như tất cả những sản phẩm được đưa ra thị trường, bạn đều có thể tìm thấy nó ở chợ đồ cũ.

 

II. Trang web mua đồ cũ ở Nhật

 

Nếu ngại di chuyển hoặc không muốn ra ngoài, bạn hoàn toàn có thể mua bán trực tuyến trên mạng. Dưới đây, Sách 100 sẽ giới thiệu tới bạn một vài những trang web đáng tin cậy và rất được ưa chuộng tại Nhật khi mua bán đồ cũ:

 

1. Amazon

Amazon đã không còn xa lạ với cộng đồng mua sắm trực tuyến. Đây được coi là thiên đường đồ cũ với nhiều chủng loại, thiết kế đa dạng.

Hầu hết mọi người thường lên đây mua điện thoại, linh kiện điện tử và đồ dùng điện tử

Để có thể mua hàng trên Website này, bạn cần phải có thẻ Amazon hoặc thẻ thanh toán Visa.

Địa chỉ: https://www.amazon.co.jp/ref=nav_logo

mua đồ cũ ở nhật qua amazon amazon

 

 

2. Rakuten

Khác với Amazon, trang Rakuten này được đầu tư và phát triển độc quyền tại Nhật Bản. Bạn có thể tìm được rất nhiều đồ second – hand uy tín, chất lượng với giá cả phải chăng. 

Nhìn chung, Rakuten cũng giống như Shopee của Việt Nam hay Taobao của Trung Quốc.

Địa chỉ : https://www.rakuten.co.jp/

 

rakuten

 

3. Kakaku

Một trang Web cũng rất đáng để bạn ghé qua khi muốn mua đồ cũ tại Nhật. So với 2 trang web ở trên, giá cả ở Kakaku có phần nhỉnh hơn một chút, tuy nhiên chất lượng đồ ở đây mới đến hơn 90%

Địa chỉ : https://kakaku.com/

kakaku mua đồ cũ ở nhật

kakaku

 

 

4. Mercari

Điểm đặc biệt của Mercari chính là bạn có thể thương thảo trực tiếp giá cả với đối phương mà không cần qua một trung gian nào cả, thật tiện lợi phải không nào!

Địa chỉ : https://www.mercari.com/jp/

mua đồ cũ ở nhật qua mercari mercari

 

 

📌Hướng dẫn cách mua bán đồ cũ trên website tại Nhật :

B1: Đăng ký thành viên.

B2: Sau khi là thành viên các bạn có thể mua hàng và thanh toán. 

B3: Phương thức thanh toán

Để thanh toán online các các bạn cần có thẻ thanh toán visa hoặc dùng thẻ amazon. Ngoài ra các bạn có thể nhận mã để thanh toán qua cửa hàng tiện lợi.

 

III. Các app mua đồ cũ ở Nhật

 

1. Mercari

mecari

 

Ứng dụng được cung cấp bởi nền tảng Mercari, có đầy đủ những chức năng mua bán đồ cũ như trên Web, dễ dàng cho bạn sử dụng mọi lúc mọi nơi.

Ứng dụng này hỗ trợ trên cả hai nền tảng là Iphone và Android.

 

2. Rakuma

rakuma

 

Đây là một sản phẩm của Rakuten. Ưu điểm của app này là bạn có thể sử dụng thẻ tích điểm của Rakuten khi mua hay bán đồ cũ. Đối với những bạn yêu thích Rakuten, thì đây chắc chắn sẽ là một lựa chọn không tồi đâu!

Ứng dụng này hỗ trợ trên cả 2 nền tảng là Iphone và Android.

 

3. Line Mall

line mall app mua đồ cũ ở nhật

 

Chắc hẳn bạn cũng đã đoán ra được rồi, đây là app được Line phát triển. Điểm đặc biệt của app này là định kỳ sẽ có những chương trình khuyến mãi và các đợt giảm giá. Quá hời phải không nào!

Và tất nhiên. cả Iphone lẫn Android đều thích hợp.

 

4. Fril

Fril

 

Ban đầu, Fril được tạo ra để mua bán các sản phẩm dành cho nữ giới. Gần đây ứng dụng này đã phát triển cả mảng nam, nhưng hầu hết vẫn dành cho các quý cô !

Cả Iphone và Android đều có thể cài đặt được Fril.

 

IV. Các cửa hàng bán – mua đồ cũ ở Nhật

1. Second Street

2nd street cửa hàng mua đồ cũ ở nhật

 

Second Street hay còn gọi là セカンドストリーㇳ, chuỗi cửa hàng mua bán đồ cũ tại Nhật. Các mặt hàng ở đây đa dạng từ quần áo, đồ gia dụng, đồ thể thao hay nhạc cụ, xe đạp. 

Đặc biệt, chuỗi cửa hàng này phủ sóng khắp nơi trên toàn Nhật Bản, vậy nên bạn có thể đến cửa hàng gần nhất và chọn cho mình một món đồ cũ phù hợp, hoặc bán lại những sản phẩm mình không dùng đến.

Địa chỉ : Nhật Bản, 〒241-0826 Kanagawa, Yokohama, Asahi Ward, Higashikibogaoka, 101-14 第一山庄ビル 1F

Thời gian : 10:00 – 21:00

 

2. Treasure Factory

treasure factory

 

Cửa hàng này có đầy đủ những sản phẩm cần thiết trong cuộc sống như dụng cụ sinh hoạt, đồ nấu ăn, đồ cắm trại, những nhạc cụ cũ và có cả đồ thời trang, đồ hiệu cũ. 

Đương nhiên, bạn cũng có thể mang đồ cũ của mình đến đây để bán. Chủ cửa hàng sẽ trả giá cho bạn dựa trên chất lượng và độ cũ mới của sản phẩm.

Chi nhánh của Treasure Factory có mặt tại các tỉnh như Saitama, Kanagawa, Osaka, Hyogo,  Fukushima, Ibaraki, Tokyo, Chiba. Ngoài ra, để tìm được địa chỉ cửa hàng gần nhất với nơi bạn sinh sống, bạn có thể tìm kiếm trên website chính.

Địa chỉ : Nhật Bản, 〒213-0029 Kanagawa, Kawasaki, Takatsu Ward, Higashinogawa, 2-chome−2−16

Thời gian : 11:00 – 20:00

 

3. Hệ thống các cửa hàng Off

chuỗi cửa hàng off mua đồ cũ ở nhật

 

Bạn có thể mua những đồ cũ với giá rẻ và chất lượng tốt tại bất kỳ cửa hàng nào tại hệ thống Off. 

Ngoài ra, nếu muốn bán lại đồ cũ, bạn phải đến cửa hàng chuyên dụng, nghĩa là nếu muốn bán sách, bạn phải tới Book Off.

Một số cửa hàng trong hệ thống này:

 + Hard off : TV, PC, máy chơi game, máy ảnh, đồng hồ, nhạc cụ,…

 + Off house : hàng hiệu, quần áo trẻ em, nội thất,…

 + Hobby off : đồ chơi, thú nhồi bông, tem, card game,…

 + Garage off : phụ tùng các loại xe

 + Mode off : phụ kiện, quần áo, ví,..

 + Book off : sách, phần mềm trò chơi,…

 

Địa chỉ : 4 Chome-6-6 Ueno, Taito City, Tokyo 110-0005, Nhật Bản

Thời gian : 11:00 – 21:00

 

4. Kinji Used Clothing

kinji used clothing

 

Thương hiệu này chắc đã không còn xa lạ với những tín đồ mua đồ cũ ở Nhật, đặc biệt là những người theo phong cách Harajuku. Bạn có thể tìm thấy ở những cửa hàng của Kinji từ quần áo, giầy dép đến trang sức, phụ kiện mang phong cách Harajuku với mức giá phải chăng. 

Kinji hiện đã có mặt tại 3 thành phố lớn của Nhật là Tokyo, Osaka và Kyoto. 

Bạn có thể truy cập trang web của shop, tìm cửa hàng gần nhất và shopping thôi nào!

Địa chỉ : Nhật Bản, 〒150-0001 Tokyo, Shibuya City, Jingumae, 4 Chome−31−10 

Thời gian : 11:00 – 20:00

 

5. Komehyo

komehyo

 

Komehyo bày bán những sản phẩm hàng hiệu đã qua sử dụng như quần áo, phụ kiện, giày dép,… Tất cả những sản phẩm ở đây tuy đã cũ nhưng đều là hàng cao cấp, vì vậy mà giá thành sẽ cao hơn so với những cửa hàng khác. Bước vào Komehyo, bạn sẽ có cảm giác như đang bước vào một trung tâm thương mại lớn chứ không phải một cửa hàng đồ cũ. Một nơi đáng để bạn ghi vào list nhất định phải đi khi tới Nhật đó!

Cửa hàng đã có mặt ở hầu hết các thành phố lớn ở Nhật.

Địa chỉ : Nhật Bản, 〒104-0061 Tokyo, Chuo City, Ginza, 5 Chome−6−12 1F~4F

Thời gian : 11:00 – 19:00

 

6. Junk Street 

junk street

 

Khu phố này thuộc Akihabara – khu nổi tiếng với các đồ điện tử và các của hàng anime. Phố này chuyên kinh doanh những đồ điện tử cũ đã qua sử dụng. Những món đồ điện tử hiếm hay phụ kiện khó tìm thì đôi khi sẽ xuất hiện tại đây nên khá được ưa chuộng. Vì là cửa hàng đồ đã qua sử dụng nên nếu khách hàng là người sành chọn thì sẽ tiện lợi cho việc mua sắm, không sợ mua sai món hàng với giá cao.

“Phố rác” không chỉ có máy tính và công nghệ. Bạn cũng sẽ tìm thấy nhiều mặt hàng kỳ lạ khác nhau trên kệ cửa hàng ở đây.

 

V. Các chợ bán đồ cũ ở Nhật

 

1. Chợ trời ở Tokyo 

 

– Chợ trời đường đua ngựa Ooi

ooi

 

Đây là một trong những chợ đồ cũ nổi tiếng nhất tại Tokyo với hơn 600 gian hàng, được mở thường xuyên vào thứ bảy và chủ nhật.

Những món đồ ở đây thường có giá tầm 100 yên, nhưng đừng vì thế mà mua sắm lãng phí. Hãy mua những thứ cần thiết bạn nhé !

Thời gian : Các ngày 1, 2, 8, 9, 15, 16, 22, 23, 29, 30 tháng 06/2021 (9:00~15:00)

Địa điểm: Gần ga 大井競馬場前 , Shinagawa

 

– Chợ trời gần nhà tòa nhà Shinjuku Mitsui

shinjuku mitsu

 

Chợ tuy không lớn, nhưng những mặt hàng ở đây có chất lượng vô cùng tốt.

Thời gian : ngày 15, 16/ 6

Địa chỉ : Tòa nhà Shinjuku Mitsui, 55 Hiroba (gần ga JR Shinjuku, cổng phía tây)

 

– Chợ trời ở công viên Shinjuku Chuo

shinjuku chuo

 

Với khoảng hơn 200 gian hàng, bạn sẽ mất cả ngày để đi hết khu chợ đồ cũ này. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghé tòa nhà Tocho gần đấy để thưởng thức khung cảnh toàn thành phố Tokyo nhé!

Thời gian : Tòa nhà Shinjuku Mitsui, 55 Hiroba (gần ga JR Shinjuku, cổng phía tây). Tham khảo thêm ở đây

Thời gian: thứ bảy và chủ nhật tuần cuối của mỗi tháng,  từ 8h30 am –  4h30 pm

 

– Chợ trời công viên Yoyogi

yoyogi

 

Một trong những chợ trời lâu đời nhất Tokyo, với 800 gian hàng buôn bán đồ cũ, đặc biệt là hàng thời trang. Không chỉ vậy, mỗi tháng một lần công viên Yoyogi cũng có tổ chức sự kiện với tên gọi Earth Day Market, bạn có thể mua những thực phẩm hữu cơ tươi ngon và đồ trang trí thủ công tại sự kiện này.

Địa điểm: Trên vỉa hè đối diện công viên, gần tòa nhà NHK.

Thời gian: thường là mỗi tháng một lần, không có thời gian cụ thể

 

– Chợ trời Mottainai

mottainai

 

Chợ trời Mottainai chủ yếu tập trung buôn bán quần áo cũ. Rất nhiều item ở đây tuy cũ nhưng được thiết kế riêng, rất ấn tượng và có phong cách, chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng.

Đúng như tên gọi, những người tổ chức mong muốn đây sẽ là cơ hội để giảm thiểu sự lãng phí, tiết kiệm năng lượng và mang lại cuộc sống xanh.

Địa điểm: không cố định, tổ chức vòng quanh Tokyo. Hai nơi được tổ chức nhiều nhất là 池袋西口公園 và 秋葉原UDX).

Thời gian: thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, 10am – 4pm

 

– Chợ Akihabara 

Khu phố này có rất nhiều hàng điện tử cũ với giá cực rẻ, thậm chí có những sản phẩm còn được miễn thuế. Vì vậy, bạn nên mang theo hộ chiếu khi tới đây và trước khi mua, hãy đi tham khảo giá 1 vòng.

 

2. Chợ trời ở Osaka 

 

– Chợ trời công viên Banpaku 

banpaku

 

Chợ trời này có quy mô lớn nhất và hàng hóa đa dạng nhất tại vùng Kansai với gần 700 hàng gian. Bạn cũng có thể tiện đi ngắm hoa, dạo chơi trong công viên cùng người yêu, bạn bè người thân của mình luôn đó.

Thời gian : 12, 23, 26 tháng 11 (9h30 -16h30)

Địa chỉ: 〒565-0826, 10-11 Senri Banpaku Koen, Suita, Osaka Prefecture

Vào cửa: 350 yên (Chưa tính vé vào chơi công viên 250 yên)

 

– Chợ trời Minatomachi 

minato machi

 

Thời gian : 26 tháng 11 (10h00 – 16h00)

Địa chỉ:  〒556-0017 大阪府浪速区湊町1-3-1

 

– Chợ trời Cosmo Tower

cosmo chựo mua đồ cũ ở nhật

 

Thời gian : 19 tháng 11 (11h00 – 16h00)

Địa chỉ:  〒559-0034 大阪府大阪市住之江区南港北 1-14-16

 

– Chợ trời công viên Kyuhoji

kyuhoji

 

Thời gian cụ thể: 11/6, 9h30 – 16h30

Địa chỉ: 八尾久宝寺緑地公園(修景広場)

 

– Chợ Nipponbashi 

nippon bashi chợ mua đồ cũ ở nhật

 

Một địa điểm không thể bỏ qua cho những du học sinh đang sống tại Osaka, chợ Nipponbashi cũng giống như Akihabara ở Tokyo.

Tuy không được ngã giá, nhưng nếu bạn mua với số lượng lớn thì vẫn nên thương thảo với chủ cửa hàng.

 

3. Chợ trời tại Hokkaido 

 

– Chợ trời công viên Nakajima

nakajima

 

Thời gian: 3/9,4/9, 17/9,18/9,24/9,25/9,1/10,9/10,23/10 (10h00 – 14h00)

Địa chỉ:  札幌市中央区中島公園

 

– Chợ trời Tokomamai

tokomamai

 

Thời gian:  4/9 (10h00 – 14h30)

Địa chỉ: 苫小牧市中央公園

 

– Chợ trời tại cửa hàng Itoyokado ở Tonden

itoyo kado

 

Thời gian: 17/9,8/10 (9h00 -14h00)

Địa chỉ: 002-0858 Hokkaido Prefecture, Sapporo, Kita Ward,

 

– Golden Market

golden market chợ mua đồ cũ ở nhật

 

Đây là chợ trời lớn và nổi tiếng nhất Hokkaido với hơn 1000 gian hàng đồ cũ, cho bạn thỏa thích lựa chọn.

Thời gian: 15/10,16/10 (10h00 -17h00)

Địa chỉ: 885-1 Sakaemachi, Higashi Ward, Sapporo, Hokkaido Prefecture

 

VI. Xin đồ cũ ở Nhật

 

Như các bạn đã biết thì việc xả rác ra môi trường ở Nhật bị tính phí rất đắt, cho nên đối với những du học sinh sắp về nước hay những người hào phóng, họ sẽ cho bạn luôn món đồ đó mà bạn không phải trả bất kỳ một khoản phí nào.

Người Nhật rất kỹ tính và cẩn thận, vậy nên các bạn đừng băn khoăn về chất lượng của món đồ mà mình được nhận. Bạn có thể tham khảo những trang web dưới đây để xin họ những món đồ phù hợp nhé.

 

1. Jimoti

jimoti

 

Với phương châm “ Đồ cần thiết dành cho người thực sự cần”, Jimoti cũng là một trang web khá nổi tiếng đối với những fan đồ cũ. Ở đây, bạn có thể mua lại đồ cũ với giá rẻ như cho, thậm chí có thể xin lại miễn phí.

Địa chỉ : https://jmty.jp/

 

2. Tokyo Craigslist 

tokyo craigslist 

 

Đây là một trang trao đổi đồ dùng dành cho người nước ngoài. Ngôn ngữ chính của trang này là Tiếng Anh, và phần lớn chỉ tập trung tại khu vực ở Tokyo.

Địa chỉ : https://tokyo.craigslist.org/d/for-sale/search/sss?lang=en&cc=us

 

VII. Kinh nghiệm mua, bán, xin đồ cũ ở Nhật

 

1. Khi mua đồ cũ, bạn nên 

– Dù mua hay bán, bạn cũng cần chọn một cửa hàng, trang web uy tín, đảm bảo chất lượng. Vì bạn đang mua bán online, không thể sờ hay quan sát trực tiếp sản phẩm, nên một địa chỉ uy tín sẽ là tốt nhất.

– Không nên trả giá khi mua đồ cũ. Những sản phẩm cũ đã qua sử dụng không phải chịu thuế, và cũng đã được khấu trừ giá cho phù hợp, nên bạn hãy cứ an tâm mua mà không lo bị hớ.

– Đừng nên tham rẻ mà mua nhiều, hãy mua những thứ thực sự cần thiết thôi bạn nhé!

– Đối với đồ điện tử hay đồ gia dụng, bạn nên đến tận nơi để kiểm tra chất lượng rồi mua hàng.

– Với những đồ cũ có kích thước lớn như giường, tủ hay bàn ghế, hãy đảm bảo là không gian sống của bạn đủ chỗ cho chúng. Đừng vì ham rẻ hay tiếc của mà đổ xô đi mua các bạn nhé

–  Tham khảo giá bán trước rồi mới mua: có những sản phẩm chỉ chênh lệch 1 chút so với đồ mới.

 

2. Khi bán đồ cũ, bạn cần

– Khi bán đồ cũ online, quan trọng nhất là trung thực. Hãy đảm bảo hàng thật, giá thật và ảnh thật bạn nhé.

– Tạo chủ đề thanh lý thật ấn tượng khi đăng hàng bán: Số lượng người bán rất lớn đòi hỏi bạn phải có một từ khóa ấn tượng, dễ hiểu để người mua chú ý.

 

3.Tip xin lại đồ cũ

– Nên xin lại đồ dùng của các anh chị du học sinh sắp về nước như: xoong, nồi, giường, tủ,… vì chi phí mua mới rất đắt.

– Hãy giữ gìn đồ đạc cẩn thận để khi chuẩn bị về nước, bạn có thể bán lại những đồ đạc đó. Vì phí vận chuyển về Việt Nam rất đắt, mà phí vứt rác ở Nhật cũng vô cùng cao.

– Dù là xin, mua hay bán, luôn luôn lịch sự và không quên nói cảm ơn bạn nhé!

 

VIII. Một số cụm từ tiếng Nhật phổ biến khi bán – mua đồ cũ ở Nhật

 

いくらですか (ikura desuka): Cái này giá bao nhiêu?

 

ここで….を持っていますか  (kokode…wo motte imasuka): Ở chỗ anh chị có bán… không ạ?

 

 – きびしいですね  (kibishii desune): Anh (chị) khó tính quá! (vừa nói vừa cười!)

 

中古 (chuuko): đã qua sử dụng

 

新品  (shinpin): đồ mới

 

未開封 (mikaifuu): chưa mở

 

未使用  (mishiyou): chưa sử dụng

 

傷や汚れあり・なし (kizu ya yogore ari/nashi) : có vết xước, vết bẩn/ không có vết xước, vết bẩn

 

コメント失礼いたします。こちらの商品は○○円にお値下げしていただくことは可能でしょうか 

(komento shitsureiitashimasu. kochirano shinpin wa … en ni onesageshiteitadakoto wa kanou deshou ka?)

Xin lỗi, nhưng liệu bạn có thể giảm giá xuống ◯◯ yên được không?

 

この度はありがとうございました

(kono tabi wa arigtou gozaimashita):

Rất cảm ơn anh đã mua (bán) hàng lần này.

 

>>> Xem thêm bài viết: Mua quần áo tại Nhật

 

Bài viết đến đây là hết! 

Hãy chia sẻ với Sách 100 những kinh nghiệm của các bạn khi đi mua đồ cũ tại Nhật nhé!

 

Sách 100 chúc các bạn luôn khỏe mạnh và học tốt tiếng Nhật!


>>> KHI MUA SÁCH TẠI SÁCH 100 <<<

Thoải mái ĐỔI TRẢ sách trong vòng 7 ngày

FREE SHIP với đơn hàng từ 5900 yên

Thanh toán linh hoạt (Ship COD, chuyển khoản…)

————————————-

>>> SACH100にて本を買う際のメリット <<<

7日間以内返品可能

5900円以上のご注文で送料無料

便利な支払方法(代金引換、口座振込など)

Phân biệt ngữ pháp